Bài 3: Biến là gì? Ăn được không?

Đây là bài viết số 3 trong 12 bài viết của loạt series Học PHP cơ bản

Biến là gì? Tại sao phải dùng đến Biến?

Biến hiểu nôm na là một cái bình chứa, dùng để chứa đựng giá trị dữ liệu.

Ví dụ: 

<?php
$name = 'LBK Solution';
?>

 

trong đoạn code trên,  $name sẽ chứa đựng giá trị là “LBK Solution“.  Vậy, biến sẽ giúp code ngắn gọn hơn và giảm thiểu sai sót khi làm việc vì  $name sẽ ngắn gọn và chính xác hơn khi phải gõ LBK Solution.

Cách khai báo biến:

Cú pháp khai báo biến :

$tên biến = giá trị muốn biến chứa đựng

Note: Nếu bạn muốn biến chứa đựng các chữ cái  thì phải thêm ‘ ‘ hoặc ” “;

Ví dụ:

<?php 
$name = 'LBK Solution';
$curent_year = 2020;
$blog = "LBK Blog"
?>

 

Để cập nhập( thay đổi) một giá trị mà biến lưu trữ chỉ cần gán giá trị mới cho nó.

<?php
$name = 'LBK Solution';
$name = 'Series hoc PHP co ban';
?>

 

Các quy tắc đặt tên biến:

  •  Tên biến là một tập hợp gồm một hoặc nhiêu ký tự là các chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới( _ ).
  • Tên biến có phân biệt chữ hoa và chữ thường
  • – Tên biến tuyệt đối không được phép chứa các ký tự đặt biệt (Ví dụ như: @, #, !, %, ^, &, ….)
  • – Tên biến không được bắt đầu bằng một chữ số.

Các ví dụ về tên biến:

<?php
$name = 'LBK Solution'; // cú pháp đúng, $name có giá trị là "LBK Solution"
$Name = 'LBK Solution'; // cú pháp đúng, $Name có giá trị là "LBK Solution"
$nAme = 'LBK Solution'; // cú pháp đúng, $nAme có giá trị là "LBK Solution"
$18name = 'LBK Solution'; // cú pháp sai, khi bắt đầu bằng chữ số hoặc ký tự đặc biệt
$_name = 'LBK Solution'; // cú pháp đúng, $_name có giá trị là "LBK Solution"

?>

 

Hằng là gì?

Hằng, cũng chỉ là biến thôi, một loại biến đặc biệt,  không thể thay đổi giá trị mà nó chứa đựng khi khởi tạo.

Cú pháp khai báo hằng:

<?php
//define('Tên hằng','Giá trị của hằng');
// ví dụ:
define('LBK','#1 giải pháp số, SEO - Marketting online');
echo LBK;
?>

 

Tổng kết:

Như vậy, trong bài này chúng ta đã cùng học được cách khai báo biến, hằng và sử dụng chúng.Bài sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các kiểu dữ liệu trong PHP nhé.

Bài viết cùng series:<< Bài 1: Cài đặt môi trường để học PHPBài 4: Các kiểu dữ liệu trong PHP >>
Tags:

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!