Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Đây là bài viết số 17 trong 17 bài viết của loạt series Hệ sinh thái

Bạn đang tìm hiểu Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam? Các doanh nghiệp nước ngoài khi chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam sẽ rất quan tâm đến đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu như thế nào?

Hãy cùng LBK.VN tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Nhãn hiệu là gì? Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO):
  • Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
  • Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Tuy nhiên theo luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, “nhãn hiệu” mới là đối tượng được bảo vệ dưới góc độ pháp lý, còn thương hiệu thì không. Hay nói cách khác, thương hiệu được bảo vệ theo nhãn hiệu.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
Nhãn hiệu được bảo hộ cần phải đáp ứng 2 điều kiện sau:
  • Là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng như chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình 3d hoặc kết hợp các yếu tố đó thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu.
  • Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ khác nhau.

Với các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh, xuất khẩu hoặc nhượng quyền tại Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bắt buộc nếu muốn bảo vệ thương hiệu khỏi nguy cơ bị sao chép, tranh chấp hoặc đăng ký mất quyền sử dụng hợp pháp tại thị trường này.

Đọc thêm: Bảo hộ thương hiệu tiếng Anh là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến bảo hộ thương hiệu

Doanh nghiệp nước ngoài có được đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?

Có. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cá nhân/tổ chức nước ngoài không cư trú hoặc không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam vẫn được đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, nhưng phải nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp phép.

Các hình thức đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho chủ thể nước ngoài

Chủ đơn nước ngoài có thể lựa chọn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo 2 cách sau:

Cách 1: Nộp đơn trực tiếp hoặc nhờ dịch vụ chuyên nghiệp như LBK.VN

Dành cho cá nhân thường trú tại Việt Nam, cá nhân/tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Cách 2: Thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu Công nghiệp (ĐD SHCN).

Dành cho các cá nhân không thường trú tại Việt Nam, cá nhân/tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bắt buộc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua Tổ chức ĐD SHCN tại Việt Nam.
Ở trường hợp này, chủ đơn nước ngoài phải là thành viên của Thỏa ước Madrid (Thỏa ước về Đăng ký nhãn hiệu quốc tế). Tức là nhãn hiệu này phải được bảo hộ ở nước sở tại thì mới có thể nộp đơn đăng ký tại Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu của Cục SHTT)

  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (05 bản in màu)

  • Danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu theo Bảng phân loại Nice (Phiên bản mới nhất)

  • Giấy ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu đăng ký thông qua chuyển nhượng, thừa kế…)

  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (nếu là tổ chức)

  • Chứng từ nộp lệ phí

Quy trình và thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Bước Thời gian dự kiến Nội dung công việc
1. Thẩm định hình thức 1–2 tháng Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, tờ khai, mẫu nhãn hiệu
2. Công bố đơn hợp lệ 2 tháng Công bố trên Công báo SHCN
3. Thẩm định nội dung 9–12 tháng Đánh giá khả năng trùng, nhầm lẫn, khả năng bảo hộ
4. Ra quyết định cấp văn bằng 1–2 tháng Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tổng thời gian xử lý: khoảng 14–18 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý quan trọng khi đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

  • Tên, hình ảnh, biểu tượng trong nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam.

  • Mỗi nhãn hiệu chỉ có hiệu lực tại quốc gia được cấp văn bằng bảo hộ – nên nếu muốn bảo hộ ở Việt Nam, phải thực hiện thủ tục riêng tại đây.

  • Văn bằng bảo hộ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn không giới hạn số lần, mỗi lần 10 năm.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ trọn gói cho tổ chức, cá nhân nước ngoài:

  • Tư vấn tiền đăng ký và tra cứu khả năng bảo hộ

  • Đại diện nộp đơn và theo dõi tiến trình xử lý

  • Gửi thông báo, tiếp nhận và trả lời công văn từ Cục SHTT

  • Nhận văn bằng và bàn giao cho khách hàng

Nếu bạn cần tư vấn, đăng ký dịch vụ thì cứ liên hệ Thảo 0909 576 798 nhé

Bài viết cùng series:<< Thao tác cấu hình tên miền Mắt Bão về website Haravan

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!