Thủ tục xin cấp giấy phép trung gian thanh toán năm 2025

Đây là bài viết số 11 trong 11 bài viết của loạt series Hệ sinh thái

Thủ tục xin cấp giấy phép trung gian thanh toán? Trong bối cảnh thanh toán điện tử ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Fintech muốn cung cấp dịch vụ như ví điện tử, cổng thanh toán hay thu hộ – chi hộ buộc phải có giấy phép trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Bài viết dưới đây giúp bạn nắm rõ điều kiện, hồ sơ, quy trình xin cấp phép và nghĩa vụ sau khi được cấp phép.


Giấy phép trung gian thanh toán là gì?

Giấy phép trung gian thanh toán là văn bản pháp lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho tổ chức không phải là ngân hàng nhưng có nhu cầu cung cấp một hoặc nhiều loại dịch vụ trung gian trong quá trình thanh toán.

Các dịch vụ này gồm:

  • Ví điện tử

  • Cổng thanh toán điện tử

  • Hỗ trợ thu hộ, chi hộ

  • Chuyển mạch tài chính

  • Bù trừ điện tử

Thủ tục xin cấp giấy phép trung gian thanh toán năm

Điều kiện xin cấp giấy phép trung gian thanh toán

a) Điều kiện pháp lý

  • Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp tại Việt Nam

  • Không trong quá trình giải thể, phá sản, chia tách, hợp nhất

  • Nếu cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính hoặc bù trừ điện tử thì không được kinh doanh thêm ngành nghề khác

b) Điều kiện về vốn điều lệ

  • Tối thiểu 50 tỷ đồng đối với ví điện tử, cổng thanh toán, thu hộ – chi hộ

  • Tối thiểu 300 tỷ đồng đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử

c) Điều kiện về nhân sự

  • Người đại diện pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc phải có bằng đại học (kinh tế, tài chính, CNTT, luật…)

  • ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực liên quan


Hồ sơ xin cấp giấy phép trung gian thanh toán

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, tổ chức trung gian thanh toán chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các giấy tờ như sau:

Hồ sơ xin cấp giấy phép trung gian thanh toán gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép trung gian thanh toán;
  • Đề án cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật của tổ chức;
  • Nghị quyết thông qua đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị công ty, đại hội đồng cổ đông;
  • Hồ sơ về nhân sự của người đại diện pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc/phó giám đốc công ty và những người chủ chốt thực hiện đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức gồm: giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh, điều lệ của tổ chức, giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
  • Văn bản cam kết và các tài liệu chứng minh của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông sáng lập về việc đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ;

Các giấy tờ liên quan khác tùy theo từng dịch vụ trung gian thanh toán (*).

Lưu ý:

Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử cần bổ sung:

  • Phương án (theo mẫu 08) được tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;
  • Văn bản thỏa thuận hợp tác với các tổ chức tham gia, nội dung cam kết phải ghi rõ không được hợp tác nhiều hơn 2 tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở hạ tầng thông tin và hệ thống máy chủ của tổ chức trung gian thanh toán đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế cần bổ sung:

  • Bản quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn kết nối các hệ thống thanh toán quốc tế;
  • Bản quy định nội bộ về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro;
  • Bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh tổ chức thực hiện vận hành hệ thống thanh toán quốc tế được cấp phép thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài (ví dụ: giấy phép thành lập/giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy tờ khác có giá trị tương đương);

Phương án (theo mẫu 08) được tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan.

Hồ sơ về nhân sự phải bao gồm:

  • Bản sơ yếu lý lịch (theo mẫu 09);
  • Bản sao bằng đại học của người đại diện theo pháp luật, tổng giám đốc, giám đốc;
  • Bản sao bằng cao đẳng của phó tổng giám đốc, phó giám đốc và và các nhân sự chủ chốt (như trưởng phòng, trưởng ban, cán bộ kỹ thuật…) tham gia thực hiện đề án;
  • Phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật, của tổng giám đốc, giám đốc (được cấp không quá 6 tháng);
  • Văn bản xác nhận người đại diện pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc đã có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành tại tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Đọc thêm: Dịch vụ thành lập công ty năm 2025

Quy trình cấp giấy phép trung gian thanh toán

Thủ tục xin cấp giấy phép trung gian thanh toán được thực hiện theo các bước như sau:

Quy trình cấp giấy phép trung gian thanh toán

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Số lượng hồ sơ xin cấp giấy phép trung gian thanh toán tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm có:

  • 2 bộ hồ sơ
  • 6 đĩa CD hoặc 6 USB lưu trữ bản mềm bộ hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép trung gian thanh toán qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính) hoặc nộp trực tiếp tới Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước;
  • Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới tổ chức, doanh nghiệp xác nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu cho tổ chức, doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ trong thời hạn 60 ngày.

Lưu ý:

  • Trong vòng 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo tới tổ chức, xác nhận đã nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, tổ chức trung gian thanh toán được tự gửi bổ sung, hoàn thiện;
  • Tổ chức được tự gửi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tối đa là 2 lần.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

  • Trong vòng 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thẩm định hồ sơ;
  • Trong quá trình thẩm định, nếu hồ sơ cần bổ sung tài liệu để hoàn thiện hoặc có nội dung cần giải trình thì Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi thông báo bằng văn bản, yêu cầu tổ chức trung gian thanh toán giải trình, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 60 ngày. Quá thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước sẽ trả lại hồ sơ;
  • Trong vòng 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu bổ sung, hoàn thiện của tổ chức trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước tiến hành tiếp tục thẩm định và cấp giấy phép trung gian thanh toán theo quy định. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi thông báo bằng văn bản trả lời tổ chức và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

1) Lệ phí cấp giấy phép trung gian thanh toán lần đầu là 10.000.000 đồng/giấy phép, trường hợp cấp lại là 5.000.000 đồng/giấy phép (được quy định tại Thông tư 150/2016/TT-BTC).

2) Giấy phép trung gian thanh toán có thời hạn là 10 năm, tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, thời hạn hoạt động không được vượt quá thời hạn hoạt động ghi trên giấy phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính.

Thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép trung gian thanh toán

  • Trong vòng tối đa 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép trung gian thanh toán, tổ chức phải cung cứng dịch vụ trung gian thanh toán đã đăng ký ra thị trường và chỉ được thực hiện cung ứng dịch vụ sau khi đã triển khai hệ thống kỹ thuật đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế và dịch vụ bù trừ điện tử.
  • Trong vòng tối đa 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép trung gian thanh toán và trước ngày dự kiến cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường ít nhất 30 ngày, tổ chức phải thông báo và cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước các tài liệu chứng minh:

Hệ thống kỹ thuật đáp ứng các điều kiện theo quy định;

  • Bản sao hợp lệ biên bản nghiệm thu kỹ thuật các dịch vụ trung gian thanh toán đã được cấp phép với một ngân hàng hợp tác (theo mẫu số 10) đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ – chi hộ, dịch vụ cổng thanh toán điện tử;
  • Tài liệu, giấy tờ chứng minh được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan đối với dịch vụ: chuyển mạch tài chính, chuyển mạch tài chính quốc tế, bù trừ điện tử.
  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu, hồ sơ chứng minh kể trên, Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra thực tế tại tổ chức trung gian thanh toán và có thông báo văn bản về việc gửi tới tổ chức đáp ứng hoặc không đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Trường hợp không đáp ứng, Ngân hàng Nhà nước xem xét tiến hành thu hồi giấy phép trung gian thanh toán của tổ chức.

Thông tin liên hệ về dịch vụ thông báo website với Bộ Công Thương
Bài viết cùng series:<< Cách làm Content Marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!