Đối với người làm SEO, thứ hạng của website luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Nếu không may trang web bị xếp hạng thấp, ngoài việc bạn tối ưu website chưa tốt thì có thể bạn đã mắc phải một lỗi kỹ thuật SEO nào đó mà bạn không hề hay biết. Cùng đón đọc bài viết dưới đây của lbk để tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân dẫn đến lỗi kỹ thuật SEO
Các lỗi kỹ thuật SEO thường gặp
Tốc độ website
Theo nhận định của Google, tốc độ website cũng được xem là 1 yếu tố xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến time onsite của người dùng ở lại trang. Thông thường 1 website chỉ nên tải trang tối thiểu 2 – 3 giây là tốt nhất. Người dùng sẽ không đợi chờ website bạn load trong khi có vô vàn website khác trên Internet. Website tải quá chậm có thể ảnh hưởng đến doanh thu nữa đấy. Tại sao?
Đơn giản, người dùng sẽ không ở lại website bạn đủ lâu để tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ. Hiển nhiên khả năng họ mua hàng hay sử dụng dịch vụ không cao.
Các lỗi kỹ thuật SEO thường gặp trong việc tối ưu hóa tốc độ website
- Kích thước hình ảnh chưa được tối ưu hóa phù hợp.
- Mã web viết chưa đạt chuẩn.
- Tạo ra quá nhiều plugins
- Javascript and CSS nặng
Lỗi cấu trúc trang web
- Tạo thư mục mẹ, thư mục con
- Thư mục con không được nhiều hơn ba cấp độ
- Sắp xếp các nội dung trong thư mục phù hợp
- Định dạng lại URL cho ngắn gọn, dễ đọc, không chứa ký tự đặc biệt hoặc chữ in hoa
Vấn đề về cấu trúc URL
Khi trang web phát triển, bạn sẽ rất dễ mất dấu vết của cấu trúc URL và cấu trúc phân cấp. Cấu trúc kém gây khó khăn cho cả người dùng và bot điều hướng. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến thứ hạng của bạn.
- Các vấn đề về cấu trúc web và cấu trúc phân cấp
- Không sử dụng cấu trúc thư mục và thư mục con phù hợp
- Các URL có ký tự đặc biệt, chữ in hoa hoặc không hữu ích đối với mục đích tìm kiếm của người dùng.
Chưa tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) trên mobile
Trong quá trình xếp hạng, bước đầu tiên của các thuật toán Google là xem xét và đánh giá website của bạn thông qua phiên bản di động.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn bỏ qua hoặc đơn giản hóa trải nghiệm người dùng trên màn hình desktop. Vì họ muốn rằng nếu có bất kỳ thay đổi nào diễn ra thì những người dùng trang sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Làm thế nào để kiểm tra trình duyệt mobile?
- Sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test để xem liệu website của bạn phù hợp với trình xem di động hay không
- Kiểm tra Googlebot trên điện thoại thông minh có thu thập thông tin từ trang web hay không. Lưu ý là smartphone chưa triển khai hết mọi hình thức web đâu.
- Trang web của bạn có tương ứng với các thiết bị khác nhau không? Nếu trang web của bạn không hoạt động trên thiết bị di động thì hãy tìm cách khắc phục ngay
- Có nội dung nào không sử dụng được trên trang web của bạn không? Kiểm tra xem mọi content có tải bình thường không hay lại xảy ra lỗi. Hãy đảm bảo bạn kiểm tra đầy đủ tất cả các trang trên thiết bị di động của mình.
Trang web chứa quá nhiều Thin Content
Google chỉ muốn xếp hạng cho những trang có nội dung chuyên sâu, cung cấp nhiều thông tin giá trị hữu ích cho người dùng.
Thế nên, bạn đừng quá chú trọng vào việc viết content theo mục đích SEO mà hãy viết theo đánh giá của Google. Một trang có quá nhiều nội dung kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc SEO của bạn, vì một số lý do sau:
- Nội dung không đáp ứng nhu cầu người dùng có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi hay khả năng tiếp cận khách hàng.
- Các thuật toán của Google rất đề cao chất lượng content, độ tin cậy và tính liên kết của trang
- Quá nhiều nội dung kém chất lượng sẽ làm giảm tỷ lệ thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm, tỷ lệ index và traffic web.
- Thay vì viết content cho từng từ khóa, bạn hãy tập hợp những từ có cùng chủ đề hoặc mối tương quan nhất định, rồi cho chúng vào cùng 1 bài viết chi tiết, nhiều thông tin hơn.