ChatGPT là gì?
ChatGPT (viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot được điều khiển bởi công nghệ AI do Công ty OpenAI phát triển. Công cụ này được ra mắt công chúng lần đầu vào tháng 11 năm 2022. ChatGPT được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ có tên là GPT-3.5.
Công cụ xử lý ngôn ngữ này có một khả năng đáng chú ý là tương tác ở dạng đối thoại đàm thoại và đưa ra những phản hồi có vẻ giống con người một cách đáng ngạc nhiên. Mô hình ngôn ngữ này có thể trả lời các câu hỏi, hỗ trợ bạn thực hiện các tác vụ như soạn email, viết luận, ngôn ngữ lập trình và viết content. Việc sử dụng Chat GPT hiện được cung cấp miễn phí cho người dùng vì nó đang trong giai đoạn nghiên cứu và thu thập phản hồi từ khách hàng.
Ai là người tạo ra ChatGPT?
ChatGPT được tạo bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI có trụ sở tại San Francisco. Công ty đã ra mắt ChatGPT vào ngày 30 tháng 11 năm 2022. Nếu tên của công ty có vẻ quen thuộc, thì đó là vì OpenAI cũng chịu trách nhiệm tạo DALL•E – một mô hình tạo tác phẩm nghệ thuật AI phổ biến và Whisper – một hệ thống nhận dạng giọng nói tự động. Chủ nhân của “siêu trí tuệ AI” chính là CEO của OpenAI – ông Sam Altman là người đồng sáng lập và phát triển ChatGPT. Sau đó, Microsoft là đối tác và nhà đầu tư với số tiền 1 tỷ đô la. Họ đã cùng nhau phát triển Nền tảng Azure AI.
ChatGPT được tạo nên như thế nào?
ChatGPT là một chương trình máy tính trí thông minh nhân tạo. Chuyên môn thì người ta hay gọi là Model A.I, tiếng Việt là “mô hình dữ liệu trí thông minh nhân tạo”, nhưng thực chất nó vẫn là dữ liệu dạng số chạy trên máy tính nên gọi là chương trình cũng không sai.
Chữ Model A.I gồm 2 phần: Model (Mô hình dữ liệu) và A.I (Trí thông minh nhân tạo – artificial intelligence). Chiết tự nghĩa là Trí thông minh đến từ dữ liệu, suy ra là có nhiều dữ liệu thì nó sẽ phát sinh sự thông minh.
Quá trình tạo nên Model A.I là một quá trình gồm những bước: Thu thập dữ liệu, chọn lọc dữ liệu, gắn nhãn dữ liệu để huấn luyện, huấn luyện.
Về căn bản thì việc dạy A.I rất dễ, chẳng hạn như đoạn hội thoại sau:
Câu hỏi: Bạn tên gì ?
Trả lời: Tôi tên ChatGPT
Câu hỏi: VietNamNet là gì?
Trả lời: VietNamNet là một tờ báo điện tử tại Việt Nam.
Xong chúng ta dạy cho con A.I ghi nhớ cái thông tin này (training), rồi lưu cái não đã ghi nhớ của con A.I lại, thành Model A.I (model checkpoint). Sau này khi sử dụng thì load cái não với trí nhớ chứa các thông tin trên (inference) vào máy tính, bạn chỉ việc hỏi câu hỏi tương ứng, thì con A.I sẽ nhớ lại kiến thức đã được dạy và trả lời “y chang những gì nó được dạy”.
Dưới đây là chia sẻ của bạn Nguyen Dang về mặt trái của Chat GPT:
- Cấu trúc rời rạc. Các câu trong đoạn không liên kết ý nghĩa với nhau về mặt logic và phát triển ý.
- Nhàm chán và lặp lại. AI có xu hướng sử dụng chung một cấu trúc câu lặp lại rất nhiều lần trong bài và rất thiếu sáng tạo. Ví dụ như: “It’s crucial to do … in …”. Thành ra đọc bài AI viết rất mệt và không có thêm nhiều giá trị gia tăng.
- Lỗi logic. Rất nhiều câu và đoạn gặp phải lỗi logic. Thường những lỗi này nếu khả năng tư duy logic không tốt thì không nhìn ra. Có bạn khoe 2 – 3 năm kinh nghiệm nhưng để AI viết và gặp lỗi này rất nhiều. Mình nghĩ năm kinh nghiệm của bạn đó chỉ là con số, không có ý nghĩa thực tiễn.
- Lỗi fact. Rất nhiều sự thật bị bẻ cong bởi ChatGPT. Bạn nào lười fact check cũng bị dính trong bài.