- 10 Yếu tố seo 2021 nên lưu ý
- SEO là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của SEO
- Chia sẻ – Cách trở thành SEO lương nghìn đô
Khi bạn bước chân vào lĩnh vực làm web hoặc Marketing Online, ít nhiều bạn đã nghe tới các thuật ngữ về SEO. Vậy SEO là gì? Lợi ích khi làm SEO website? Cùng lbk tìm hiểu nhé!
SEO là gì?
SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quy trình giúp doanh nghiệp tăng chất lượng và lưu lượng truy cập cho website của mình bằng cách nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị của website hay các trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Thông thường, những chủ doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh, hoặc muốn cải thiện doanh thu trực tuyến sẽ tìm đến SEO. Ngoài ra, những người quản lý trực tiếp website, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng SEO vào website, bài viết của họ.
SEO là gì trong Marketing?
SEO là việc bạn dẫn lối khách hàng đến website của mình bằng cách đưa website lên top từ khóa mà khách hàng tìm kiếm. Một chiến lược SEO Marketing vững chắc sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập cho website, thu hút khách hàng tiềm năng và doanh thu cho doanh nghiệp.
Hãy thử lấy ví dụ về SEO trong mảng du lịch. Khi bạn muốn thực hiện một chuyến du lịch, điều trước tiên bạn làm là tìm kiếm thông tin về địa điểm mà bạn muốn đến trước. Có thể nhảy lên Facebook chat hỏi bạn bè, người quen, hoặc hỏi đồng nghiệp đã từng đi hay lên Google search. Nhưng bạn sẽ tìm thông tin trên Google như thế nào? Rất đơn giản, chỉ cần gõ vài từ khóa thích hợp với nhu cầu của mình.
5 Yếu tố quyết định thành công trong triển khai SEO
- SEO Onpage
- SEO Offpage
- Technical SEO
- Local SEO
- Entity .
Cách thức hoạt động của SEO
Có 3 số liệu quan trọng đối với một website để các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá chất lượng là link, nội dung và cấu trúc trang.
– Link: Các liên kết trong website đóng góp vai trò lớn trong việc giúp Google xác định thứ hạng. Mỗi một liên kết được xem như là một phiếu bầu đánh giá chất lượng của website. Liên kết nhiều và chất lượng thì sẽ cải thiện thứ hạng cho website, ngược lại, liên kết ít cùng với không liên quan, làm phiền người dùng thì dễ khiến trang web bị đánh giá kém.
– Nội dung: Thuật toán và tính chất thuật toán của các công cụ tìm kiếm có thể phân tích nội dung bài viết để xác định được chất lượng của một trang web. Sau khi xem xét và đánh giá nội dung, Google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ chọn lọc những từ khóa quan trọng mà trang web đề cập đến. Từ đó, đề xuất hiển thị trên các trang tìm kiếm khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin liên quan đến từ khóa đó. Đồng thời so sánh với các website có từ khóa tương tự nhằm để xếp hạng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
– Cấu trúc trang: Đây là một thành phần cốt lõi trong SEO, ảnh hưởng đến khả năng công cụ tìm kiếm đánh giá chất lượng của website. Ngoài ra, với những website có cấu trúc không hoàn chỉnh như các thẻ tiêu đề, URL quá dài hay thiếu thẻ hình ảnh thì rất khó để trang web xuất hiện trên top tìm kiếm.
Các loại hình SEO phổ biến
- SEO từ khóa hay SEO Website đang là hình thức phổ biến và thông dụng nhất. Đa số các doanh nghiệp hoặc SEOer đều mong muốn từ khóa của mình có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google
- SEO ảnh: Là cách SEO dùng kỹ thuật để đưa hình ảnh trong trang web của bạn lên top tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm với từ khóa đó và chọn tab hình ảnh hiển thị.
- SEO Clip: Có thể SEO những video, clip có sẵn trên web hoặc dùng các kênh thông tin khác như youtube để đưa trang web của bạn hiển thị trên tab Video.
- SEO Google Map (Local SEO): Là cách làm giúp cho người tìm kiếm dễ dàng nhận thấy được địa điểm cần tìm trên Google Map
- SEO App Mobile: Hình thức SEO này sẽ được các App xuất hiện trên trang tìm kiếm mà Google hiển thị, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Ưu điểm của SEO là gì?
SEO có rất nhiều ưu điểm, trong đó những ưu điểm nổi bật phải kể đến là:
- Tối ưu tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư
- Tiết kiệm chi phí
- Cải thiện trải nghiệm người dùng
- Hỗ trợ phân tích khách hàng
- Mang đến uy tín cho doanh nghiệp
- Phát triển thương hiệu