Chọn nền tảng nào làm website

Chọn nền tảng nào làm website. Viết bài này gửi tặng các bạn đã làm quản trị web,  seo web, và cả những bạn đã phải bỏ công ty vì up bài website quá bất tiện .v.v. Và gửi tặng những bạn đang lập trình web.  Đây là vấn đề tranh cãi khá nhiều trong giới. Bản thân facebook của tôi rất nhiều bạn bè làm về website nên xin chia sẻ quan điểm sau nhiều năm tiếp quản và quản trị lại các website.

CHỌN NỀN TẢNG NÀO LÀM WEBSITE
CHỌN NỀN TẢNG NÀO LÀM WEBSITE
Nếu bạn để ý thì bây giờ tất cả đều là: license key theo năm, theo tháng chứ gần như sẽ ít còn  VĨNH VIỄN. Lý do thật đơn giản: muốn phát triển phải có tiền. Do đó nếu bạn muốn tốt nhất thì nên chọn những cái có phí thường xuyên, vì người đó phải luôn thay đổi và bản thân họ luôn có phí để thay đổi. Tấc nhiên nếu họ không thay đổi họ cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

– Có những nền tảng làm web nào hiện nay:

Có rất nhiều nền tảng làm website , phổ biến là:
Ngôn ngữ PHP: WordPress, joomla, opencart,magento .. php tự code. --> đây là nền tảng chính hiện nay.

Ngôn ngữ Java: Tự code, và Blogger của Google. --> cái này chỉ dành cho website siêu lớn, lượng database siêu khủng, nhiều truy vấn, yêu cầu bảo mật
.v.v có kinh phí riêng cho cả đội lập trình. Còn blogger là web tin tức và giới thiệu sản phẩm cỡ nhỏ. Làm một lần rồi gần như thôi, có gì anh Gồ se update cho bạn trong lõi.

CÁc ngôn ngữ khác: APS.net, MySQL. …Ruby. ….v.v.

– Ưu nhược điểm của các nền tảng:

+ WordPress: Là nền tảng web phổ biến nhất thế giới hiện nay. giải quyết được cả website tin tức, website thương mại điện tử cỡ nhỏ và trung bình.
Vào tháng 7/2020 wordpress vươn lên tới gần 40% lượng website
Vào tháng 7/2020 wordpress vươn lên tới gần 40% lượng website

Xem khảo sát ở đây: https://w3techs.com/

Sau này tôi thấy có 1 lý do đơn giản nhất để dùng WordPress: Đó là nhân viên sẽ không bỏ việc khi được phân công nhiệm vụ up bài trên website wordpress.
+ Joomla: hiện nền tảng này ít còn phổ biến tại Việt Nam.
+ Php tự code: đây là nền tảng mà ưu điểm lớn nhất của nó là gọn nhẹ, được tối ưu theo từng mục đích cụ thể. Nhược điểm là phụ thuộc vào bên tự code, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để tìm một bên cung cấp tự code hợp ý bạn. Họ mà đi  hoặc không còn tồn tại là bạn ốm đòn tìm người khác kế thừa. Bản thân lúc đó không có chuyên môn bạn cũng không biết lựa chọn ai. Khi mà ai cũng nhận mình giỏi.

– Căn cứ nào để chọn nền tảng làm website:

Mục đích làm web.

Sự am hiểu của bạn về web. Bạn có khả năng control đến đâu, và bạn có sẵn sàng chi tiền cho 1 đội lập trình không?

Tại sao lại chọn wordpress là chủ yếu:

1- Nhân viên sẽ không nghỉ việc khi quản trị nó. Việc post bài vô cùng dễ dàng và đơn giản như Word.

--> Sẽ luôn được kế thừa bởi mọi người đến sau <– div=””></-->

2- Đông đảo lập trình hỗ trợ được nền tảng này
3- Luôn được cập nhập theo thế giới, có nhiều lựa chọn có phí và miễn phí, các chuẩn seo của Google hay Facebook thay đổi thế nào thì WordPress sẽ thay đổi như thế
4- Giải quyết được hầu hết các yêu cầu website hiện nay
5- Phù hợp với mọi loại phí: cần thiết thì chỉ mất tiền hosting vào trăm k 1 năm, cần seo cần đầu tư thì thuê develop về làm rất dễ .v.v
Nhược điểm của wordpress cũng có như thường chậm hơn mã nguồn tự code, có thể dính mã độc và bảo mật có thể kém hơn. Tuy nhiên điều này ít khi xảy ra nguy cơ nếu bạn backup thường xuyên với plugin free.

Khi nào nên dùng Php hoặc java tự code:

– Bạn thấu hiểu rằng bussiness của bạn là rất quan trọng vào web
– Bạn có tiền cho đội ngũ lập trình lâu dài
– Hoặc bạn tìm thấy 1 công ty có những mã nguồn tự code đáng để tin tưởng lâu dài
--> Hãy nhớ luôn trả thêm tiền cho họ nghiên cứu những cái mới cho mình. Điều này cũng tương tự với WordPress hay bất cứ nền tảng nào khác. Về cơ bản với wordpress thì có nhiều cái chuẩn mới bạn có thể tự thấy thế giới họ nâng cấp, đơn giản là AMP cùa Google và Facebook  instant articles . Còn với mã nguồn tự code thì chưa chắc.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!