Search Intent là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực SEO, đây là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả tìm kiếm hiện nay. Vậy thực chất Search Intent là gì? Hãy cùng LBK.VN tìm hiểu nhé!
Search Intent là gì?
Search Intent hay ý định tìm kiếm là ý định, mục đích, câu hỏi tìm kiếm của người dùng trên các SERPs như Google.
Mỗi người đều có những mục đích riêng khi sử dụng các công cụ tìm kiếm. Nếu trang web đáp ứng được nhu cầu này nó sẽ được thăng hạng. Search Intent chính là mục đích của người dùng khi tìm kiếm
Tại sao Search Intent quan trọng?
Lý do khiến Search Intent quan trọng với SEO là gì? Chúng ta đều biết rằng Google luôn mong muốn mang đến kết quả chính xác nhất cho các truy vấn.
Vì vậy, xác định được ý định tìm kiếm của người dùng sẽ trở nên cực kì quan trọng, hãy cùng xét một ví dụ dưới đây để thấy được ảnh hưởng của Search Intent.
Ví dụ:
Với câu truy vấn “công thức nấu thịt gà nhanh”, bạn nhấp vào kết quả đầu tiên. Tuy nhiên, công thức này mất 1 giờ để hoàn thành. Bạn quyết định quay trở lại và truy cập vào một trang web khác. Lần này công thức có thể hoàn thành trong 10 phút. Bạn cảm thấy mình đã nhận được câu trả lời chính xác và quyết định dừng lại tại đây.
Như vậy, Google đã xác định được với câu tìm kiếm “công thức nấu thịt gà nhanh” Search Intent chính là công thức nấu trong 10 phút. Và nếu những người tìm kiếm khác tiếp tục lặp lại như trên, trang web có công thức này sẽ được thăng hạng so với trang web có công thức nấu trong 1 giờ.
Qua ví dụ trên hẳn bạn đã thấy được tầm quan trọng của Search Intent. Bản thân người làm SEO hay content cần hiểu được Search Intent người dùng để đáp ứng, giúp trang web thăng hạng.
Các yếu tố về Backlink hay Onpage vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu không thỏa mãn được ý định tìm kiếm của người dùng, khả năng website xuống hạng là điều rất có thể xảy ra.
Đọc thêm: 10 cách viết bài chuẩn SEO để tối ưu hóa website của bạn
Cách phân loại Search Intent
Có thể phân loại Search Intent theo 2 cách phổ biến. Cách thứ nhất cũng là cách truyền thống sẽ chia Search Intent thành các dạng:
- Điều hướng (Navigational): ý định là để truy cập 1 trang web cụ thể.
- Thông tin (Informational): ý định thu thập 1 số thông tin cụ thể.
- Giao dịch (Transactional): ý định thực hiện hành động trên website.
Đầu những năm 2010, Google đề cập tới việc phân loại Search Intent theo cách số 2 và tạo ra khái niệm micro moment (thời điểm tích tắc). Đây là thời điểm mà ý định người dùng lên cao nhất và phân các ý định thành:
- Tôi muốn Biết (Know)
- Tôi muốn Đi (Go)
- Tôi muốn Làm (Do)
- Tôi muốn Mua (Buy)
Mặc dù, 2 cách phân loại trên giúp người dùng hiểu được bản chất của Search Intent. Tuy nhiên, nó lại không thực sự hiệu quả trong việc xác định ý định tìm kiếm của người dùng.
Một ví dụ thực tế khác là cụm từ tìm kiếm “kính bơi có độ cận” sẽ cho 2 Search Intent là tìm hiểu và mua sắm. Cụ thể, người dùng khi thực hiện truy vấn này sẽ có xu hướng tìm hiểu về kính bơi có độ cận và mua kính.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để xác định được ý định cho một từ khóa bất kì? Bạn có thể bắt đầu bằng cách quan sát và phân tích SERP (kết quả từ trang tìm kiếm) trả về.
Có 9 loại Search Intent phổ biến nhất hiện nay:
- Search Intent nghiên cứu thông tin
- Search Intent tìm câu trả lời nhanh
- Search Intent ý định mua hàng
- Search Intent tìm kiếm địa điểm Local
- Search Intent tìm kiếm trực quan (nhiều hình ảnh)
- Search Intent tìm kiếm video
- Search Intent tìm các tin mới / tin thời sự (News Intent)
- Search Intent tìm hiểu thương hiệu
- Search Intent hỗn hợp
Dưới đây là chi tiết về các loại Search Intent nói trên.
Search Intent nghiên cứu thông tin
Đây chính là loại ý định được thực hiện nhiều nhất trên các công cụ tìm kiếm bao gồm Google. Khi người dùng truy vấn, kết quả nhận được thường là các trang cung cấp thông tin, học tập, nghiên cứu như Wiki, blog, diễn đàn theo chủ đề….
Mục đích là mang đến những thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi của người dùng và giúp họ tìm hiểu, nghiên cứu về chủ đề đó.
Đọc thêm: Content marketing là gì? Cách sửa những lỗi khi làm chiến dịch
Search Intent tìm câu trả lời nhanh
Search Intent Quick Answer là gì? Dù có cùng mục đích là tìm kiếm thông tin nhưng không phải lúc nào người dùng cũng muốn nghiên cứu. Đôi khi, họ chỉ tìm những khái niệm đơn giản và mong muốn câu trả lời nhanh chóng mà không cần truy cập vào một trang web nào.
Với những truy vấn dạng này Google thường đưa ra câu trả lời bằng các hộp định nghĩa (definition box), hộp trả lời (answer box), bảng tỉ số thể thao…. Do đó, các trang web có kết quả về truy vấn này thường bị giảm tỷ lệ click (CTR).
Search Intent ý định mua hàng
Xu hướng thương mại điện tử hiện đang rất phát triển và Google cũng nhanh chóng bắt kịp. Khi người dùng có nhu cầu nghiên cứu hoặc mua hàng, trên trang tìm kiếm sẽ xuất hiện các website mua sắm trực tuyến như Lazada, Tiki, Shopee…
Bên cạnh đó, một số:
- Shopping box
- Các trang sản phẩm đi kèm đoạn trích đánh giá, view
Cũng là dấu hiệu rõ ràng cho ý định mua hàng. Search Intent dạng này tương đối dễ xác định. Lý do vì phần lớn thường là các truy vấn đi kèm tên sản phẩm.
Search Intent tìm kiếm địa điểm Local
Đối với những ý định tìm kiếm liên quan đến vị trí địa lý, kết quả trả về thường là các local pack (gói kết quả địa điểm) với các điểm đánh dấu (geographic markers).
Bản đồ thường nằm ở đầu kết quả tìm kiếm, có thể xuất hiện thêm bản đồ trong bảng tri thức khi có người tìm kiếm về địa điểm.
Search Intent tìm kiếm trực quan (nhiều hình ảnh)
Một số truy vấn từ người dùng nhằm mục đích xem hình ảnh thay vì tìm câu trả lời. Khi đó, sẽ xuất hiện hình ảnh gợi ý ở đầu hoặc bên trong trang tìm kiếm. Đây là một dấu hiệu rất cụ thể cho loại Intent này.
Ngoài ra, trường hợp 2 hoặc nhiều kết quả từ các trang web chuyên về hình ảnh như Pinterest cũng có thể xác định đây là Search Intent tìm kiếm trực quan.
Search Intent tìm kiếm video
Bên cạnh hình ảnh thì video cũng là một phương tiện truyền thông rất phát triển trong thời gian qua.
Khi xác định được ý định từ người dùng, các video sẽ được gợi ý bằng kết quả nổi bật, đi kèm ảnh thumbnail và trích đoạn. Khác với Intent cho hình ảnh những video này được chú thích khá chi tiết và có thể được xếp làm một loại riêng.
Search Intent tìm các tin mới / tin thời sự (News Intent)
Nếu trang SERPs cho cho ra những hộp câu chuyện (Story Box) ở hàng đầu. Đây là dấu hiệu cụ thể cho các từ khóa có lượng nội dung tin tức lớn.
Ngoài ra, những link hướng đến Tweet hoặc Facebook về các mục xem nhiều trong khoảng thời gian cố định cũng cho thấy ý định tìm các tin mới từ người dùng.
Search Intent tìm hiểu thương hiệu
Khi truy vấn là tên hoặc đi kèm tên của một thương hiệu kết quả trả về sẽ là trang web của công ty, tổ chức đó. Ngoài ra, nếu công ty hoặc tổ chức không có website, kết quả thu được có thể là những trang đánh giá, review từ người dùng như foody… cũng có thể xem là dấu hiệu cho loại Intent này.
Search Intent hỗn hợp là gì?
Còn được gọi là Split Intent, với sự xuất hiện của nhiều loại ý định tìm kiếm kể trên. Bánh mì Việt Nam là một ví dụ cho loại Intent này với sự kết hợp của nhiều kết quả như bản đồ, hình ảnh, video…
Như vậy, với 9 loại Intent trên, bạn có thể nhanh chóng xác định được ý định người dùng. Từ đó, lập kế hoạch nội dung cho từ khóa và triển khai bài viết để đạt được hiệu quả cao hơn khi đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm từ người dùng.
Cần làm gì để tối ưu Search Intent hiệu quả?
Làm cách nào để tối ưu Search Intent hiệu quả? Những lưu ý khi tối ưu Search Intent là gì? Hãy cùng LBK.VN giải quyết những câu hỏi đó. Sau khi đã xác định được ý định tìm kiếm, công việc tiếp theo chắc chắn là tối ưu Search Intent sao cho hiệu quả. Hãy tham khảo những cách sau:
- Khám phá ý định tìm kiếm thông qua từ khóa
- Tối ưu trải nghiệm người dùng
- Cải thiện nội dung hiện có
- Tối ưu hóa trang thương mại
- Truy vấn điều hướng
- Tối ưu hóa Search Intent nâng cao
Dưới đây là những phân tích chi tiết
Khám phá ý định tìm kiếm thông qua từ khóa
Đơn giản hơn là xác định được từ khóa chính cho nội dung đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng. Có 4 loại Intent phổ biến giúp bạn làm được việc này đó là Thông tin, điều hướng, thương mại, giao dịch.
Ví dụ: từ khóa “mua bàn để laptop” là loại thương mại nhưng từ khóa “dùng bàn laptop chống đau lưng” lại là loại Intent tìm kiếm thông tin. Xác định đúng loại Intent, bạn cần tiếp tục kiểm tra các trang đã xếp hạng để tìm ra điểm giống giữa các trang này.
Ví dụ: từ khóa “kiểm tra backlink” sẽ cho kết quả xoay quanh các công cụ kiểm tra thay vì nội dung về cách hoạt động của backlink. Chình vì vậy, cần xác định được từ khóa dựa trên Search Intent để đạt được thứ hạng tốt nhất.
Tối ưu trải nghiệm người dùng
Google luôn mong muốn mang đến câu trả lời chính xác nhất cho các tìm kiếm. Họ không muốn người dùng phải mất thời gian truy cập một trang web rồi trở lại trang tìm kiếm để thử các trang khác, hiện tượng này được gọi là “pogosticking”.
Một vài mẹo tối ưu trải nghiệm người dùng dành cho các webmaster:
- Tối giản lượng popup: càng giảm khả năng người dùng thoát khỏi trang càng được Google đánh giá cao. Họ không thích popup và khách truy cập web cũng vậy.
- Phông chữ lớn (14+): phông chữ lớn giúp nội dung trở nên rõ ràng, dễ đọc.
- Tiêu đề phụ: bổ sung các tiêu đề phụ trong bài viết làm cho nội dung trở nên mạch lạc hơn. Thay vì phải đọc toàn bộ người dùng có thể đọc lướt và tìm thấy câu trả lời nhanh chóng.
- Kết hợp video và hình ảnh: giúp nội dung được trình bày thu hút, khoa học hơn.
- Sử dụng Google Analytic: công cụ của mọi SEOer trong việc quản lý và phát triển website.
Cải thiện nội dung hiện có
Có rất nhiều bài viết rất hay và được tối ưu Onpage tốt lẫn lượng backlink lớn vẫn không đạt thứ hạng cao. Nếu điều này xảy ra, rất có thể bạn đang mắc lỗi trong việc xác định Search Intent.
Giải pháp lúc này chính là kiểm tra lại ý định tìm kiếm từ người dùng. Ví dụ về từ khóa “kiểm tra backlink” ở trên là một điển hình, khi hầu như các kết quả đầu tiên đều là công cụ. Và nếu bạn viết một nội dung chia sẻ thông tin, kiến thức về backlink tất nhiên nó sẽ không thể cạnh tranh với các kết quả về công cụ.
Tối ưu hóa trang thương mại
Như đã chia sẻ, với sự phát triển của nền thương mại điện tử, ý định tìm kiếm của người dùng cũng thay đổi. Không chỉ là thông tin mà còn giao dịch, trao đổi, mua bán sản phẩm, cụ thể hơn là các từ khóa mang tên sản phẩm.
Ví dụ: từ khóa “tai nghe airpods pro” sẽ cho kết quả là những trang thương mại điện tử. Trong đó, sẽ bao gồm nội dung sản phẩm và các thông tin về giao dịch, đánh giá, review sản phẩm… Vì vậy, nếu bạn muốn đạt thứ hạng cao cho những từ khóa này, hãy tạo một trang được tối ưu Search Intent với các giao dịch, mua bán sản phẩm này.
Truy vấn điều hướng
Là những truy vấn để tìm đến một trang web mà người dùng đã định hướng. Ví dụ với từ khóa “Google Search Console”, dù bạn đạt được thứ hạng cao nhưng lượt nhấp lại không nhiều. Do người dùng đã định hướng trang mà họ muốn đến là Google Webmaster Tools và họ sẽ không truy cập một bên thứ ba.
Ngoài ra, một số từ khóa chứa nhiều ý định cũng cần được quan tâm. Một số từ khóa dạng này gây hoang mang cho người làm SEO nhưng bạn chỉ cần quyết định chọn một trong các ý định đó để triển khai là được.
Ví dụ từ khóa “SEO Audit” khi người dùng tìm kiếm sẽ có 2 mục đích bao gồm: tìm kiếm phần mềm và tìm kiếm phương pháp. Bạn chỉ cần chọn một trong hai ý định này thay vì cố gắng đi nước đôi.
Thí nghiệm được thực hiện bởi Brian Dean, trên BacklinkO đã nhận được kết quả rất khả quan. Đây tiếp tục là một minh chứng cụ thể cho tầm quan trọng của Search Intent trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Tối ưu hóa Search Intent nâng cao
Là bước tiếp theo trong công việc nghiên cứu, phân tích và ứng dụng Search Intent. Lấy ví dụ về từ khóa “tai nghe khử tiếng ồn”, khi thực hiện truy vấn này người dùng có mục đích giao dịch (mua tai nghe). Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, giao dịch chưa phải là mục đích cuối duy nhất, họ vẫn chưa đi đến quyết định mua hàng ngay.
Kết quả tìm kiếm đã minh chứng cho điều này, ngoài giao dịch, người dùng còn muốn xem thông tin, lựa chọn trước khi quyết định. Điều này khiến các thứ hạng đầu trở nên đa dạng hơn bao gồm cả những trang cung cấp giao dịch và các web, blog cung cấp thông tin sản phẩm.
Vì vậy, để tối ưu hóa Search Intent nâng cao, bạn cần hiểu rõ về mục đích của khách hàng khi tìm kiếm. Bạn nên cân nhắc các nhu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cần thiết, trình bày nội dung rõ ràng, để có thể xuất hiện trong cả đoạn trích nổi bật (Featured Snippets).
Hướng dẫn cách xác định và phân tích Search Intent
Cùng đi vào một ví dụ thực tiễn để tìm hiểu cách xác định và phân tích Search Intent nhé.
Ví dụ cách tối ưu Search Intent cho Website
Bắt đầu bằng từ khóa “Đồ nội thất bị hỏng” (Damaged furniture). Chúng ta có được 3 sự lựa chọn mà nhiều SEOer sẽ cân nhắc.
- Kinh doanh đồ nội thất: một số bài viết có dạng như “Mua đồ nội thất chất lượng giá tốt tại TP.HCM”.
- Dịch vụ sửa chữa: với dạng bài như “Dịch vụ sửa chữa đồ nội thất tại nhà giá rẻ”.
- Kinh doanh bộ dụng cụ sửa chữa: với bài viết “Bộ dụng cụ sửa chữa đồ nội thất tại nhà” hay “mẹo sửa chữa đồ nội thất tại nhà đơn giản”
Các yếu tố ảnh hưởng của Search Intent là gì?
Trên thực tế, có đến hơn 60% hướng đến lựa chọn đầu tiên và giảm dần cho 2 lựa chọn sau. Tuy nhiên, nếu bạn tìm kiếm kết quả trên Google thứ tự ưu tiên lại hoàn toàn xoay chiều 180 độ. Các kết quả về việc tự sửa chữa lại chiếm vị trí cao trong khi các dịch vụ và giao dịch mua bán lại rất ít.
Trở lại 3 lựa chọn trên, cần phân tích về hành vi người dùng ở đây. Xét tại thị trường Việt Nam, nơi phần lớn người tìm kiếm từ khóa này là người có thu nhập từ thấp đến trung bình. Ta biết được điều này vì từ “hỏng” ở đây chỉ tính chất sự vật và người dùng có 2 lựa chọn là mua mới hoặc sửa.
Trong khi đó, nếu muốn mua mới họ có thể tìm các từ khóa giao dịch như “đồ nội thất đẹp” hoặc “đồ nội thất tốt Hà Nội”… như vậy, lựa chọn của họ chỉ có thể là sửa chữa. Từ đó, có thể kết luận họ mong muốn tiết kiệm một khoản chi phí bằng cách sửa thay vì mua mới.
Nhưng như vậy ta vẫn còn hai lựa chọn là “dịch vụ sửa chữa” và “dụng cụ sửa chữa”. Sở dĩ, các dịch vụ sửa chữa chỉ xếp sau bởi vì khi xét đến yếu tố địa lý ở đây là Việt Nam. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh cha mẹ, ông bà tự tay sửa chữa đồ đạc trong gia đình.
Giải pháp tối ưu Search Intent cho Website là gì?
Mặc dù, với lượng SEOer đông đảo hướng đến các nội dung “kinh doanh đồ nội thất”. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa này, họ có thể miễn cưỡng vào xem vì các kết quả đầu tiên đều giống nhau.
Tuy nhiên, khi tìm thấy những bài viết đúng Intent là “dụng cụ tự sửa chữa tại nhà”, họ sẽ dành thời gian cho nó. Và tất nhiên, theo thời gian, các kết quả đáp ứng được Search Intent này sẽ chiếm vị trí cao hơn.
Giải pháp lúc này chính là cung cấp các thông tin giá trị xoay quanh chủ đề “tự sửa chữa đồ nội thất” hoặc “mẹo sửa chữa đồ nội thất cũ”, đó có thể là bài viết, hình ảnh, video hướng dẫn….
Sau đó, hướng người dùng đến các sản phẩm của bạn bằng câu chốt như “nếu không thành công hãy liên hệ với chúng tôi” hoặc “nội thất mới với giá cũ”… Và khi không thể tự mình sửa chữa người dùng có thể cân nhắc việc sử dụng dịch vụ hoặc mua đồ mới.